CĂNG THẲNG LÀ GÌ?
Sự căng thẳng là một thực tế của cuộc sống không thể tránh khỏi. Đó là phản ứng của cơ thể với các tình huống căng thẳng, còn được gọi là "những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng".
Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Căng Thẳng?
Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng bao gồm những sự vật, sự kiện, hoặc hoàn cảnh gây ra sự căng thẳng. Những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng có thể có thật hoặc có thể xảy ra, chúng đến với chúng ta gần như từ mọi lúc mọi nơi:
- Cơ thể, ví dụ như sự khó chịu về thể chất, bệnh tật, nhất là những bệnh mãn tính, chấn thương, làm việc quá sức
- Tâm trạng, ví dụ như lo lắng, sợ hãi, phấn khích
- Môi trường xã hội và thể chất, ví dụ như độ ồn cao, tình huống xung đột, thời tiết khắc nghiệt
- Hoàn cảnh, ví dụ như nguy hiểm hay tai nạn (bị một con gấu truy đuổi, tai nạn xe hơi), thay đổi công việc, di cư
Nhận biết được những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng sẽ giúp chúng ta quản lý sự căng thẳng được tốt hơn.
Phản Ứng Căng Thẳng là gì?
Cơ thể chúng ta phản ứng lại với những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng bằng những phản ứng căng thẳng, còn được gọi là phản ứng "đối đầu hay bỏ qua": một phản ứng tự nhiên và tự động của cơ thể gây ra bởi kích thích tố căng thẳng. Khi chúng ta bị căng thẳng, kích thích tố căng thẳng được phát ra, làm cho chúng ta thở gấp hơn, các giác quan sắc nét hơn, tim đập nhanh hơn, cơ bắp chặt cứng và huyết áp tăng cao. Tất cả những phản ứng này giúp chúng ta tập hợp tất cả các năng lượng có sẵn để chuẩn bị đối đầu hoặc bỏ qua những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng.
Căng thẳng có cần thiết không?
Phản ứng căng thẳng là hữu ích và cần thiết trong những lúc nguy hiểm đến tính mạng và tình huống khó khăn. Mức độ căng thẳng vừa phải là cần thiết để giúp chúng ta cố gắng trong những dịp và sự kiện mà đánh giá cao nhận thức và khả năng, giữ cho chúng ta hoạt động và có động lực để đạt được và duy trì hiệu suất tiềm năng của bản thân.
Căng thẳng có luôn luôn là XẤU không?
KHÔNG! Một số căng thẳng là Tốt.
Căng Thẳng Tốt (Tích Cực): Khi những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng được lường trước và mong đợi, chúng mang lại động lực và năng lượng tích cực, ví dụ như chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày gì đó hay chuẩn bị đi chơi xa nhân dịp nghỉ lễ. Sự căng thẳng tốt và ngắn hạn mang lại hiệu suất và mức năng lượng tốt hơn, quan trọng để chúng ta tích cực trong việc đạt được mục tiêu của mình.
Căng Thẳng Xấu (Tiêu Cực): Khi những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng là bất ngờ, trái ý muốn hoặc bị bắt buộc, chúng mang lại lo lắng, giận dữ và đau buồn. Đây là căng thẳng xấu hay tiêu cực. Quá nhiều căng thẳng xấu trong một thời gian dài rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.
Vậy quý vị có thể tự hỏi mình, khi nào thì căng thẳng là tốt hay xấu? Điều này tùy theo từng người. Tất cả chúng ta cảm nhận và phản ứng khác nhau với sự căng thẳng của mình.
Làm thế nào quý vị có thể quản lý căng thẳng của mình?
Tăng Cường Những Công Cụ Quản Lý Căng Thẳng của Quý Vị để Giảm Đi và Quản Lý Sự Căng Thẳng.
Giảm căng thẳng:
- Có thể nói KHÔNG một cách thoải mái để ngăn chặn bản thân phải làm quá nhiều việc và để xác định những việc ưu tiên cần làm.
- Thiết lập thời gian cho các công việc để tránh căng thẳng gây ra bởi sự trì hoãn.
Quản Lý Căng Thẳng:
Khi căng thẳng là không thể tránh khỏi, phải đối mặt với nó bằng cách phát triển kỹ năng để quản lý nó.
Thư giãn:
lựa chọn tập trung bình tĩnh và sau đó bỏ qua và thư giãn.
Ví dụ như:
- Tập trung thiền định
- Tập trung hít thở
- Cảm nhận cơ thể
- Yoga, Taichi, khí công
- Hình ảnh hướng dẫn
Thực hành lối sống lành mạnh:
thực hành lối sống lành mạnh cung cấp cho quý vị một nền tảng cho sức khỏe thể chất:
- Ăn uống lành mạnh
- Hoạt động thể thao
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
- Tự chăm sóc bản thân - Làm một cái gì đó quý vị yêu thích và cho phép mình có thời gian để được yên tĩnh, ví dụ như tắm bồn, nghe nhạc
Kỹ năng nhận thức ứng phó:
suy nghĩ tiêu cực làm cho quý vị mất quan điểm:
- Căng thẳng tích cực - Coi căng thẳng là một điều hữu ích và tích cực để giúp quý vị tạo ra lòng can đảm, tin tưởng rằng mình có khả năng đương đầu với những thách thức trong cuộc sống
- Nhìn nhận lại những lo lắng không tốt - lo lắng không tốt là những suy nghĩ luẩn quẩn, thường xuyên về những điều mà có thể không xảy ra hoặc những thứ quý vị không thể kiểm soát được. Những lo lắng không tốt truyền tải thông điệp rằng: "Tôi không thể làm bất cứ điều gì về nó" và gửi ra sự sợ hãi làm cho cơ thể lo lắng. Nhìn nhận lại những lo lắng không tốt để tập trung vào những điều quý vị có thể thay đổi giúp mang lại sự bình tĩnh và tự tin.
Hỗ trợ xã hội:
kết nối với những người khác khi quý vị đang bị căng thẳng tạo ra khả năng phục hồi trong quý vị:
- Tăng cường sự liên kết xã hội - mở rộng mối quan hệ xã hội của quý vị thông qua hoạt động tình nguyện, các nhóm tôn giáo hoặc các nhóm cùng sở thích làm giảm sự cô lập và xây dựng khả năng phục hồi.
- Chia sẻ sự hài hước, tiếng cười và thời gian chơi đùa với gia đình và bạn bè giúp lưu thông máu và tiết ra nội tiết giảm đau.